Thứ Ba, 22/04/2025 01:15:09

Giới thiệu chung

xã Ninh Hòa thuộc thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Là xã nằm trên quốc lộ 38B và tuyến đường tránh thành phố Ninh Bình ĐT.477. Xã có một phần diện tích nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An.

Diện tích: 8,04 km²

Dân số: 6.929 người

Mật độ dân số: 861 người/km²

Địa giới hành chính:

Phía đông giáp  xã  Ninh Nhất, phường Ninh Mỹ

Phía nam giáp xã Ninh Nhất

Phía tây giáp xã Trường Yên

Phía bắc giáp xã Trường Yên, và phường Ninh Giang.

Ninh Hòa là xã thuộc không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn nên có nhiều di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư và những phong tục văn hóa lâu đời. Tính đến năm 2024, Ninh Hòa có 8 di tích được công nhận. Trong đó có 2 di tích cấp quốc gia là:

Chùa động Hoa Sơn: là động chùa nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, tương truyền là nơi nuôi ấu chúa thời Đinh.

Đình Ngô Khê Hạ: thờ Nguyễn Bặc vị tướng thời Đinh Tiên Hoàng và thần Quý Minh - vị thần trấn nam Cố đô Hoa Lư - được thờ nhiều ở các di tích Hoa Lư tứ trấn.

và 6 di tích cấp tỉnh là:

Đình Ngô Khê Hạ, thuộc thôn Ngô Hạ

Đình Ngô Khê Thượng, thuộc thôn Ngô Thượng

Đình Thanh Khê Hạ, thuộc thôn Thanh Hạ

Đền Hành Khiển, thuộc thôn Áng Ngũ

Nhà thờ Phó Bảng Nguyễn Ngạn, thuộc thôn Thanh Thượng

Nhà thờ Phạm Đình Cật, thuộc thôn Quán Vinh

Nhà thờ cố cai Hoàng Ngọc Liễn, thuộc thôn Áng Ngũ

Ninh Hòa ở giáp ranh phía ngoài biên Cố Đô Hoa Lư nên có nhiều di tích và địa danh lịch sử. Quèn ổi tương truyền là cửa ngõ của kinh đô Hoa Lư. Áng Ngũ là một trạm kiểm soát trước khi vào kinh đô. Đền Hành Khiển hay phủ thành Thành Hoàng thờ tả Bộc xạ Hành Khiển Quang Lộc đại vương, tương truyền là ông tướng trấn giữ ở đây. Đình Áng Ngữ thờ Nguyễn BặcĐộng Hoa Sơn tương truyền là nơi nuôi ấu chúa. Làng Áng ngữ có một số cánh đồng mang địa danh lịch sử như Mã Giêng (bến tắm ngựa), Mã Trạch (chuồng ngựa), Mã Cỏ (bãi cỏ cho ngựa ăn), Mã Hồ (hồ tắm cho ngựa), các thôn Thanh Khê, Ngô Khê tương truyền là nơi đặt hành dinh của Nguyễn Bặc. Thôn Quán Vinh cũng có một số trạm của kinh đô Hoa Lư. Đường vào Hoa Lư gọi là đường Thiên Ngự, chùa Quán Vinh gọi là chùa Thiên Ngự với ý nghóa là vua Đinh thường " ngự" ở đây. Động Thiên Tôn, núi Thuyền Rồng, núi Côn lónh như một bức tường thành thiên nhiên án ngữ phía ngoài, hai bên đường Tiến Yết, tương truyền là tiền đồn của kinh đô Hoa Lư.

Hệ thống văn bản
Xem thêm
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Lượt truy cập
138314

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 61

Hôm qua: 218

Chung nhan Tin Nhiem Mang
EMC Đã kết nối EMC