Thứ Bảy, 19/04/2025

với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang công tác trong và ngoài tỉnh, đến nay xã Ninh Hòa đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Trang thông tin điện tử xã xin đăng tải Dự thảo BC kết quả xây dựng xã NTM nâng cao

Chủ Nhật, 20/08/2023

ỦY BAN NHÂN DÂN 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ NINH HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số:     /BC-UBND

(DỰ THẢO)

                Ninh Hòa, ngày      tháng    năm 2023

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

 

 
 

 

Xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao là một chủ trương lớn, có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung và xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư nói riêng nhằm xây dựng nông thôn phát triển sản xuất toàn diện, xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.

          Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh; của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoa Lư; sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ninh Hòa và các cấp, các ngành trong xã đã tổ chức quán triệt học tập nghiên cứu các Nghị quyết, các văn bản của các cấp triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang công tác trong và ngoài tỉnh, đến nay xã Ninh Hòa đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. UBND xã Ninh Hòa báo cáo kết quả xây dựng xã nông thôn mới nâng cao với nội dung như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội:

Ninh Hoà là một xã nông thôn nằm ở gần trung tâm huyện Hoa Lư. Diện tích tự nhiênlà 803,17 ha.

- Phía Bắc giáp xã Ninh Giang.

- Phía Nam giáp xã Ninh Xuân, xã Ninh Nhất

- Phía Đông giáp xã Ninh Mỹ và Thị trấn Thiên Tôn.

- Phía Tây giáp xã Trường Yên.

Xã Ninh hoà được chia thành 08 thôn, dân số có 2.233 hộ, 6.349 người. Mật độ dân cư gần 730 người/km2. Dân cư tập trung ở 8 thôn và toàn bộ trục đường Quốc lộ 38B đi qua xã.

Tình hình phân bố dân cư:

 - Thôn Ngô Hạ: 76 hộ, 246 người .

 - Thôn Thanh Hạ: 165 hộ, 417 người.

 - Thôn Ngô Thượng: 302 hộ, 881 người.

 - Thôn Thanh Thượng: 195 hộ, 561 người.

 - Thôn Quán Vinh: 358 hộ, 1033 người.

 - Thôn Áng Ngũ: 202 hộ, 6166 người.

 - Thôn Đại Áng: 360 hộ, 1129 người.

 - Thôn Áng Sơn: 469 hộ, 1466 người.

Ninh Hoà có tuyến đường Quốc lộ 38B là tuyến đường vào khu du lịch Tràng An – Bái Đính thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nghề, dịch vụ phi nông nghiệp cho địa phương và tuyến đường quốc lộ DT 477 Tránh thành phố Ninh Bình đi qua. Là địa phương có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng, đặc biệt nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan và di tích lịch sử văn hoá, như Chùa và Động Hoa Sơn, đền thờ Nguyễn Bặc nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được Unnesco công nhận là di sản văn hoá, thiên nhiên thế giới,thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nghề, dịch vụ du lịch…

Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã là 3.574 lao động, trong đó số người có khả năng lao động là 3.488 người, lao động có việc làm thường xuyên là 1.856 người (chiếm 51,93%), số lao động qua đào tạo là 3.144 (chiếm tỷ lệ 87,13%).

Ninh Hòa cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Năm 2010 xã Ninh Hòa vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đảng bộ xã Ninh Hòa có 379 Đảng viên, sinh hoạt ở 13 chi bộ trực thuộc (trong đó có 08 chi bộ Nông thôn, 03 chi bộ Trường học, 01 chi bộ Công an, 01 chi bộ Trạm y tế). 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, nhiều năm đạt “Đảng bộ vững mạnh xuất sắc”. Nhân dân xã Ninh Hòa có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Tổng diện tích đất tự nhiện là 803,17 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 570,72 ha; đất phi nông nghiệp 189,57 ha; đất rừng đặc dụng 122,79 ha; đất chưa sử dụng 42,88 ha.

Cơ cấu kinh tế của xã những năm gần đây có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tỷ trọng nghành nông nghiệp giảm, nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpvà dịch vụ du lịch tăng nhanh; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm khoảng 15- 20%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpvà dịch vụ du lịch chiểm khoảng từ 80- 85%. Giá trị SX bình quân trên 01 ha đất canh tác và mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 140 triệu đồng/ha tăng 65 triệu đồng so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 68 triệu đồng/người/năm tăng 38,9 triệu so với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2023 còn 40 hộ chiếm 1,79 % hộ (không tính hộ nghèo bảo trợ xã hội). Hộ nghèo có khả năng lao động: 09 hộ, hộ cận nghèo có khả năng lao động: 11 hộ. Tổng số Nghèo đa chiều theo giai đoạn 2021- 2025 là: 0,93%, 100% hộ gia đình trong xã có phương tiện nghe, nhìn; 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Toàn xã có 92,5% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa 100% thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa và 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Giáo dục và đào tại tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, chất lượng giáo dục được nâng lên, duy trì chuẩn Quốc gia ở cả ba cấp học. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong xã nhiều năm liên tục là đơn vị vững mạnh. Đến nay, xã đã có 05/08 thôn được UBND huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

2. Thuận lợi

          - Trong quá trình xây dựng xã NTM nâng cao luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoa Lư và các ban, ngành, đoàn thể đã định hướng, hỗ trợ xã Ninh Hòa thực hiện phong trào xây dựng xã NTM nâng cao

- Từ hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhận thức được vai trò chủ thể, tự giác tham gia xây dựng xã NTM nâng cao bằng nhiều việc làm cụ thể như: Tập trung phát triển kinh tế; chỉnh trang vườn, nhà, cảnh quan môi trường thôn xóm đảm bảo an ninh trật tự...

- Ninh Hòa là xã có vị trí thuận lợi giao lưu kinh tế và văn hóa xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, nhất là từ khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM nâng cao luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã. Xã Ninh Hòa đã được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là xã đạt chuẩn NTM năm 2016. Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn với cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự đoàn kết, thống nhất, chung sức xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 của xã.

3. Khó khăn

- Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư của Nhà nước. Một số có tư tưởng nóng vội, chạy theo phong trào, thành tích.

- Kinh phí ngân sách của địa phương khó khăn, thiếu nguồn vốn nội lực trong xây dựng NTM nâng cao. Yêu cầu của Bộ tiêu chí đòi hỏi tập trung nguồn vốn thực hiện cao. Trong khi đó việc huy động sức đóng góp của nhân dân là hết sức khó khăn.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Ninh Hòa còn gặp một số khó khăn như: Xã Ninh Hòa cũng là xã nông thôn, thuộc vùng chiêm trũng của huyện Hoa Lư, địa bàn rộng, toàn xã có 8 thôn, nằm trong vùng hơi mưa là úng, hơi nắng là hạn, với điều kiện tự nhiên như thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dân cư phân bố rộng, hạn chế trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Diện tích rừng đặc dụng chiếm khoảng 20%, diện tích canh tác ít chủ yếu đồng chiêm trũng xen lẫn núi đá, đầm lầy, điều kiện canh tác khó khăn. Lực lượng lao động tuy dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động dôi dư nhiều.

- Ninh Hòa là xã có cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi phân bố rộng, khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỷ lệ đạt chuẩn thấp; cơ  sở  vật chất văn hóa, giao thông, thủy lợi cần nguồn đầu tư lớn, trong khi xã thuộc quy hoạch vùng lõi khu du lịch không được đấu giá đất nên việc huy động nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn.

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

Căn cứ các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương, tỉnh, huyện cụ thể:

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/21022 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP ngày 11/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới/ xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia                  về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

Căn cứ quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

Căn cứ Nghị Quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023;

Căn cứ Hướng dẫn số: 2027/SNN-HD, ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/7/2020 của Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Nghị Quyết 83/NQ- HĐND huyện về việc thông qua dề án thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ đề án 02/ĐA- UBND ngày 15/7/2022 của UBND huyện Hoa Lư về việc thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới huyện Hoa Lư giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 06/01/2023 của UBND huyện về việc rà soát các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội, đại biểu Đảng bộ xã Ninh Hòa lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020 – 2025.

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM NÂNG CAO ĐẾN THÁNG 8/2023.

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Tháng 06 năm 2016 xã Ninh Hòa đạt chuẩn Nông thôn mới, không dừng lại ở đó, Đảng ủy, HĐND, UBND xã và BCĐ xây dựng NTM tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Đến tháng 11 năm 2022 trên địa bàn xã đã đạt và được công nhận 05/08 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Xã đã chủ động xây dựng Nghị quyết, chương trình kế hoạch thực hiện để phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Ngay từ đầu năm Đảng ủy, BTV Đảng ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND xã đãđăng ký với UBND huyện xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023. Đảng ủy ban hành Nghị quyết số70-NQ/ĐU ngày 28/11/2022 về lãnh đạo chỉ đạo xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023;

- Ủy ban nhân dân xã xây dựng Kế hoạch số 01/KH-UBND, ngày 03/01/2023 V/v xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2023;

- Đảng ủy xã ban hành Quyết định kiện toàn số 64-QĐ/ĐU, ngày 09/02/2023 V/v kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao xã Ninh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 gồm 22 đồng chí, do đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng ban chỉ đạo;

- UBND xã Ban hành Quyết định số 64/QĐ-UBND, ngày 09/02/2023 V/v kiện toàn Ban quản lý xây dựng NTM gồm 24 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban;

- Ban chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao xã Ninh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 thông báo số 67-TB/BCĐ, ngày 07/03/2023 V/v phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo Nông thôn mới xã Ninh Hòa;

- UBND xã ban hành các Quyết định kiện toàn các Ban phát triển thôn, do đồng chí Bí thứ chi bộ làm Trưởng ban;

- Các Ban Chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển các thôn, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn, phụ trách từng mảng công việc để tổ chức triển khại thực hiện.

2. Công tác tuyên truyền

a) Công tác truyền thông

Ngay sau khi được đăng ký xã NTM nâng cao. UBND xã đã chỉ đạo tuyên truyền toàn dân chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao qua nhiều hình thức: Ban chỉ đạo đã in ấn các tài liệu về xây dựng Nông thôn mới nâng cao cho các thành viên Ban chỉ đạo và Ban phát triển thôn tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã với các chuyên mục như xây dựng Nông thôn mới, người tốt việc tốt, đã tổ chức sản xuất và biên tập trên 200 tin, bài; tuyên truyền qua các hội nghị của Đảng bộ, Chi bộ, hội nghị của các ban ngành đoàn thể, hội nghị tại các thôn với trên 3100 lượt người tham dự; lắp đặt 40 biển, bảng tuyên truyền tại 08 nhà văn hóa thôn, 80 biển pano dọc các trục đường; quét vôi trên 80.000 m2 tường, vẽ 40 bức tranh tường với tổng diện tích 500 m2 tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu,làm 36 cổng trào,cổng hoa. Tổ chức các buổi tham quan thực tế về mô hình, điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong và ngoài tỉnh. Qua công tác thông tin tuyên truyền vận động, ý thức của người dân được nâng lên, người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

b) Công tác đào tạo, tập huấn:

UBND xã đã phối hợp với VPĐP xây dựng NTM tỉnh và huyện tổ chức 10 lớp tập huấn chuyên đề về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn xóm và nhân dân với hơn 710 lượt người tham dự, cấp phát hàng trăm bộ tài liệu. Qua đó đã nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát tại cộng đồng về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

Đảng ủy, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể của xã, các HTX Nông nghiệp đã vận động nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức phân vùng sản xuất, chuyển diện tích đất 1 lúa, đất thùng đào sang sản xuất lúa - cá và chuyên nuôi trồng thủy sản. Xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, tích cực đưa các mô hình sản xuất cây con mới có giá trị hàng hóa cao vào sản xuất như: mô hình trồng nấm, lúa giống Thái Bình, lúa hữ cơ ... đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp, đến nay trên địa bàn xã đã trang bị được 05 máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hoàn được các hợp tác xã chủ động hợp đồng thuê để đảm bảo cơ giới hóa Năng suất lúa hàng năm trên địa bàn xã luôn đạt trên 65 tạ/ha, giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác và mặt nước nuôi trồn thủy sản năm 2022 đạt trên 140 triệu đồng/ha.

Đến nay, trên địa bàn xã có 04 gia trại có thu nhập bình quân hàng năm từ 200 triệu đồng/hộ/năm trở lên. Tổng đàn trâu bò có 123 con (trâu 70 con, bò 53 con); đàn dê 735 con. Đàn lợn 554 con; gia cầm các loại hơn 16.000 con. Thu nhập từ chăn nuôi trị giá khoảng 2 tỷ đồng/năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản (kết hợp lúa cá) 20,2 ha trong đó diện tích lúa cá vụ mùa là 20,2 ha, tổng sản lượng đạt khoảng 8 tấn/năm. Thu nhập từ thủy sản trị giá khoảng 340 triệu đồng/năm.

a) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:

UBND xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đến nay trên địa bàn xã có: 01 công ty cung cấp nước sạch sinh hoạt, 02 Công ty làm về lĩnh vực xây dựng, 01 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 03 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, 01 doanh nghiệp may túi xuất khẩu và các hộ sản xuất,kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn xã. Trong những năm qua UBND xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức 05 lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho 650 học viên.

b) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân

Trong những năm qua xã Ninh Hòa luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tham gia các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ của nhà nước, thực hiện tốt công tác dạy và truyền nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2023 còn 40 hộ chiếm 1,79 % hộ (không tính hộ nghèo bảo trợ xã hội). Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 68 triệu đồng/người/năm tăng 38,9 triệu so với năm 2016.

4. Kết quả huy động nguồn lực từ năm 2016 đến nay

Nguồn lực đã xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao từ năm 2016 đến năm 2023.

Tổng kinh phí thực hiện: 320.356 triệu đồng.

Trong đó:  

+ Ngân sách cấp trên:         35.000 triệu đồng, chiếm      10,92 %;

+ Ngân sách xã:                  14.375 triệu đồng, chiếm      4,48 %;

+ Vốn doanh nghiệp:          20.000 triệu đồng, chiếm      6,24 %;

          + Vốn nhân dân tham gia:  220.000 triệu đồng, chiếm     68,67 %;

+ Vốn tín dụng  :                30.981 triệu đồng, chiếm       9,67 %.

+ Nợ xây dựng cơ bản đến tháng 8/2023 là 3.600 triệu đồng

IV. Kết quả thực hiện các tiêu chí theo Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Trước khi tiến hành xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Căn cứ theo Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, xã Ninh Hòa tự rà soát đánh giá cụ thể như sau:

- 12/19 tiêu chí đạt gồm: Tiêu chí số 1: Quy hoạch, Tiêu chí số 2: Giao thông, Tiêu chí số 3: Thủy lợi và phòng chống thiên tai, Tiêu chí số 4: Điện, Tiêu chí số 5: Giáo dục, Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tàng thương mại, Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư, Tiêu chí số 12: Lao động, Tiêu chí số 14: Y tế, Tiêu chí số 16: Tiếp cận pháp luật, Tiêu chí số 18: Chất lượng môi trường sống, Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh.

- Có 07/19 tiêu chí cơ bản đạt: Tiêu chí số 6: Văn Hóa, Tiêu chí số 8: Thông tin truyền thông, Tiêu chí số 10: Thu nhập, Tiêu chí số 11: Nghèo đa chiều, Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuấtt và phát triển kinh tế nông thôn, Tiêu chí số 15: Hành chính công, Tiêu chí số 17: Môi trường.

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trên địa bàn xã đến tháng 8 năm 2023, qua rà soát, tự đánh giá 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao ban hành tại Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Kết quả cụ thể thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao cụ thể như sau:

1. Tiêu chí số 01: Quy hoạch

          a) Yêu cầu của tiêu chí:

1.1 Có quy hoạch chung xây dựng xã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn. Đạt

1.2. Có kế hoạch thực hiện quy hoạch, không có vi phạm quy hoạch bị xử lý. Xác định thời gian và nguồn lực dự kiến thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung xây dựng xã. Đạt

1.3. Có các quy hoạch chi tiết xây dựng (các điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã, khu chức năng) được phê duyệt đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đạt

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

* Đối với Quy hoạch đất đai và quy hoạch xây dựng:

T năm 2011 đến nay, UBND xã Ninh Hòa đã t chc lp quy hoch chung xây dng nông thôn mi xã đảm bo điu kin phát trin kinh tế - xã hi ca xã. Trong quá trình tổ chức thực hiện theo đề án, theo quy hoạch được phê duyệt, ngày 28/7/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ- TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo quy định tại quyết định, địa bàn xã Ninh Hòa được quy hoạch thuộc phân khu 4-4, (Phân khu nông thôn) và một phần thuộc Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong quần thể danh thắng Tràng An (Các khu 3-1, 3-2, 3-3 ) trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến thời điểm hiện tại, Quy hoạch phân khu 4-4 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 03/12/2020; Quy hoạch phân khu xây dựng các khu vực trong Quần thể danh thắng Tràng An (Các khu 3-1, 3-2, 3-3 )  đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại Quyết định số 862/QĐ – UBND ngày 16/7/2020.

Hiện nay, Sở du lịch đang triển khai lập đồ án quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành, do vậy tất cả các nội dung liên quan đến quy hoạch; đất đai; xây dựng được thực hiện theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg, ngày 28/7/2014. Cụ thể:

Theo quy hoạch phân khu 4-4, địa bàn xã Ninh Hòa được QH tại các Khu 4-4A: Thuộc địa bàn xã Ninh Hòa, Ninh Hòa, Ninh Mỹ của huyện Hoa Lư và xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình

- Phía Bắc giáp sông Đáy;

- Phái Tây và phía Nam giáp Phân khu 3-1, 3-2

- Phía Đông giáp các phân khu 1-3A, 1-3B;

Quy mô diện tích khoảng 801,45 ha.

Ninh Hoà là một xã nông thôn nằm ở gần trung tâm huyện Hoa Lư. Tổng diện tích đất tự nhiện là 803,17 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 570,72 ha; đất phi nông nghiệp 189,57 ha; đất rừng đặc dụng 122,79 ha; đất chưa sử dụng 42,88 ha.

- Phía Bắc giáp xã Ninh Giang.

- Phía Nam giáp xã Ninh Xuân, xã Ninh Nhất

- Phía Đông giáp xã Ninh Mỹ và Thị trấn Thiên Tôn.

- Phía Tây giáp xã Trường Yên.

Xã Ninh hoà được chia thành 08 thôn, dân số có 2.233 hộ, 6.349 người. Mật độ dân cư gần 730 người/km2. Dân cư tập trung ở 8 thôn và toàn bộ trục đường Quốc lộ 38B đi qua xã.

   

         

Ninh Hòa cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Năm 2010 xã Ninh Hòa vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đảng bộ xã Ninh Hòa có 379 Đảng viên, sinh hoạt ở 12 chi bộ trực thuộc (trong đó có 08 chi bộ Nông thôn, 03 chi bộ Trường học, 01 chi bộ Công an). 5 năm liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, nhiều năm đạt “Đảng bộ vững mạnh xuất sắc”. Nhân dân xã Ninh Hòa có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, luôn tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Các đồ án quy hoạch được phê duyệt đã được tổ chức công bố, phổ biến tuyên truyền đến các thôn, nhân dân trên địa bàn xã, người dân dễ tiếp cận với nội dung đồ án.

- Quản lý xây dựng theo quy hoạch: Quy hoạch được phê duyệt và thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch, bộ mặt nông thôn đã được thay đổi rõ rệt và ngày càng khang trang đẹp đẽ. Các công trình xây dựng theo quy hoạch phù hợp với nhu cầu phat triển kinh tế xã hội của xã. Các quy hoạch được công khai thực hiện nghiêm túc, không có các hành vi vi phạm bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

* Đối với Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp:

Để đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hoá của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn, căn cứ thực tế địa phương và nhu cầu phát triển, UBND xã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất xã Ninh Hòa đến năm 2025 đã được phê duyệt tại QĐ số: 744/QĐ-UBND của UBND huyện Hoa Lư, ngày 24/5/2016.

c) Tự đánh giá: Đạt

2. Tiêu chí số 2: Giao thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm; có hệ thống chiếu sáng, cây xanh, cây hoa phù hợp; có hệ thống biển báo hiệu giao thông (biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc...) tại các nút giao nguy hiểm ≥70%

2.2. Tỷ lệ đường trục thôn, liên thôn có hệ thống chiếu sáng, cây xanh, cây hoa phù hợp; có hệ thống biển báo hiệu giao thông (biển cảnh báo, biển chỉ dẫn,...) tại các nút giao nguy hiểm ≥60%

2.3. Tỷ lệ đường ngõ xóm có hệ thống chiếu sáng, cây xanh, cây hoa phù hợp  ≥70%

2.4. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm ≥70%

2.5. Về quản lý hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn: không để xảy ra tình trạng đấu nối trái phép, vi phạm lấn chiếm đường bộ, hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Đạt

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đường trục xã tổng chiều dài 8,62 km đã được láng nhựa 8,62/8,62 km đạt 100%, đường trục được bảo trì hàng năm đạt 100%, có hệ thống điện chiếu sáng và cây xanh phù hợp đạt 100%, trên các tuyến đường có 5 nút giao thông đã có biến báo tại 5 nút giao thông đạt 100%.

- Đường trục thôn với chiều dài 3,8 km đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%, có hệ thống điện chiếu sáng và trồng cây xanh, cây hoa phù hợp 3,8 km đạt 100%. Trên dọc tuyến đường trục thôn có các nút giao thông, cắm biển báo đạt 100%.

-  Toàn xã có 9,24 km đường ngõ xóm với 45 tuyến, trên các tuyến đường ngõ xóm được bố trí điện thắp sáng và trồng cây xanh phù hợp với từng tuyến đường là 9,24 /9,24 đạt 100%.

- Xã có 22 tuyến đường trục nội đồng với chiều dài 8,93/8,93 km đã được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hoá thuận tiện quanh năm đạt tiêu chuẩn 100%.

Về quản lý hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn: Không để xảy ra tình trạng đấu nối trái phép, vi phạm lấn chiếm đường bộ, hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Những hộ lấn chiếm UBND xã đã thực hiện việc tháo dỡ trả lại mặt bằng nguyên trạng đảm bảo an toàn cho hành lang giao thông đường bộ.

c) Tự đánh giá: Đạt

3. Tiêu chí số 3: Thủy lợi và phòng chống thiên tai

a) Yêu cầu của tiêu chí

3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu nước chủ động ≥90%

3.2 Có ít nhất một tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững

3.3. Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng hư hỏng, xuống cấp được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. 100%

3.4. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

3.5. Đảm bảo chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Xã Ninh Hòa có 02 Hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận khâu tưới tiêu với tổng diện tích 360,6 ha đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu nước chủ động đảm bảo cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và công tác phòng chống thiên tai.

- Trên địa bàn xã có 5 trạm bơm chính. Các trạm bơm đều hoạt động tốt, đảm bảo chủ động tưới, tiêu cho 100% diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch và thiết kế được duyệt bằng các nguồn lực hợp pháp đảm bảo cấp nước, tiêu nước chủ động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cấp đủ nước tưới, tiêu nước đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng năm và tạo nguồn nước cho các nhu cầu sản xuất dân sinh khác.

- Xã Ninh Hòa có 08 tổ thủy lợi/ 08 thôn hoạt động hiệu quả, bền vững đạt 100%. Các tổ thủy lợi do các HTX trực tiếp quản lý và điều hành mỗi đội thủy lợi có từ 1-3 người do Hội đồng Quản Trị HTX trực tiếp điều hành việc vận hành tưới và tiêu, bảo quản các công trình cụ thể tới từng thành viên và ký hợp đồng giao khoán cụ thể từng khâu công việc với sự kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của Ban giám đốc, Ban Kiểm Soát HTX và các tổ dịch vụ để đánh giá nghiệm thu cuối vụ.

- Hàng năm, UBND xã giao cho các HTX xây dựng phương án sửa chữa, bảo dưỡng dịnh kỳ, đột xuất phát sinh các công trình hiện có. Đối với kênh mương xây dựng kế hoạch nạo vét 100% các tuyến kênh cấp 4 mỗi năm một lần vào cuối năm sản xuất, ngoài ra nạo vét một số các cửa cống các trạm bơm do bị bồi lắng từ nguồn đóng góp của các hộ thành viên theo phương án đại hội quyết định. Các trạm bơm được duy trì chế độ bảo dưỡng thường xuyên trước và sau vận hành, các thiết bị hỏng hóc được khắc phục sửa chữa kịp thời đảm bảo phục vụ trong công tác sản xuất nông nghiệp và PCTT, kinh phí sửa chữa từ nguồn hỗ trợ miễn giảm Thủy lợi phí và các nguồn hợp pháp khác. Trong các năm qua, hệ thống các công trình thuỷ lợi nhỏ, nội đồng do xã quản lý được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo đảm bảo 100%.

- Hàng năm xã thường xuyên kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi. Các nguồn nước thải trên địa bàn xã chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của các HTX chủ yếu qua hệ thống cấp nước của công Ty khai thác công trình Thủy lợi điều tiết không có các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi.

          - Để chủ động phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, hàng năm vào đầu mùa mưa bão xã đã ban hành Nghị quyết phân công các thành viên trong Ban chấp hành Đảng bộ tham gia lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTT & TKCN; Quyết định thành lập Ban chỉ huy PCTT & TKCN, phân công các thành viên phụ trách từng nhiệm vụ và địa bàn cụ thể; tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi, đê điều; xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN, kế hoạch làm thủy lợi nội đồng và giao chỉ tiêu huy động vật tư, phương tiện, nhân lực phục vụ PCTT & TKCN cho các thôn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xây dựng phương án và triển khai các nhiệm vụ PCTT & TKCN; tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN.

Hàng năm xã đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, kịp thời các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành TW, của UBND tỉnh, UBND huyện về công tác PCTT&TKCN.Ngày 05/4/2023 UBND xã đã ban hành quyết định số 80/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023; Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 06/4/2023 về việc kiện toàn đội xung kích PCTT&TKCN; đồng thời ban hành Phương án số 01/PA-BCH, ngày 05/4/2023 về việc PCTT&TKCN năm 2023 trên địa bàn xã, xã đã tổ chức ký kết hợp đồng đối với các phương tiện để sẵn sàng tham gia công tác PCTT và TKCN trên địa bàn xã.

          Phương án 4 tại chỗ;

          - Vị trí trực chỉ huy; Khi có mưa bão, ban chỉ huy duy trì chực chế độ 24/24 h, Vị trí 1 tại trụ sở UBND xã, vị trí 2 (cơ động), Bão khẩn cấp, tình hình cấp bách sẩy ra, vị trí trực tiếp tại nơi sẩy ra sự cố.

          - Về nhân lực; căn cứ vào Quyết định số 08/QĐ – TWPCTT, ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. UBND xã ban hành quyết định thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứ nạn xã với số lượng là 70 người huy động từ các tổ chức chính tri, cán bộ công chức, lực lượng dân quân là chủ lực được duy trì suốt trong mùa mưa bão.

          - Về trang thiết bị; Ban chỉ huy phòng phòng chống lụt bão xã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể giao các đơn vị chuẩn bị bao gồm; máy bơm 10 máy các loại, đất đá dự phòng 150 m3, bao bì 500 bao, xe vận tải 15 xe, máy xúc, máy cẩu số lượng 5chiếc, cọc tre 1200 cọc, đèn đuốc 105, Dao 15 cái, Cuốc 20, xẻng 20, Bạt 200m2, lưới B40 100 kg, máy phát điện 03 máy.

          - Công tác hậu cần được chuẩn bị đủ số lượng phục vụ cần thiết cho lực lượng tham gia bao gồm lương thực, thực phẩm, công tác y tế và một số nhu yếu phẩm cần thiết. Công tác 4 tại chỗ luôn được Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, và kiếm cứu nạn xã kiểm tra thường xuyên.

c) Tự đánh giá: Đạt

4. Tiêu chí: Điện

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định 100%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Hệ thống điện xã Ninh Hòa có 12 trạm biến áp với tổng công suất 3.070 KVA và 5,31 km đường dây trung thế; 24,13 km đường dây hạ thế; cấp điện ổn định, liên tục, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho 08 thôn, các trạm bơm và các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã. Hiện tại, toàn bộ hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08/12/2006 và đảm bảo an toàn về điện theo quy định tại Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ Công thương.

- Toàn xã có 2.052 hộ/2.052 hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, bảo đảm được chất lượng điện năng từ nguồn lưới điện Quốc gia, đạt tỷ lệ 100%.

c) Tự đánh giá: Đạt

         5. Tiêu chí số 5: Giáo dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, hoặc trường PT có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2.

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi.

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS (mức độ 3).

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ (mức độ 2).

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá trở lên.

5.6.  Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền; các nhà trường có đủ sân chơi, bãi tập theo quy định, thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao và hoạt động thường xuyên. (Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Tiêu chí 5.1: Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia

           - Trường tiểu học Ninh Hòa đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 vào năm 2018, kiểm tra công nhận lại năm 2023.

- Trường tiểu học được đánh giá đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 năm 2015 và được kiểm tra công nhận lại đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 năm 2023.

          Tiêu chí 5.2: Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi

        - Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo: số trẻ đến lớp mẫu giáo là 260/338 em, đạt tỷ lệ 76,9 %

        + Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo 5 tuổi: 125/125 =100%

          Tiêu chí 5.3: Đạt chuẩn phổ cập GDTH và THCS

* Phổ cập giáo dục Tiểu học:

         - Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 93/93= 100%

         - Trẻ 11 tuổi: Dân số độ tuổi là 119 (Khuyết tật 7) hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học là 112 vào học THCS là 112, đạt tỷ lệ 100%;

          -  Kết quả PCGD TH đạt mức độ 3.

          * Phổ cập giáo dục THCS:

          - Trường THCS Ninh Hòa đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 3 vào năm 2013, chuẩn lại 11/2018;

          - Trường đạt chuẩn chất lượng cấp độ 3 ngày 03/01/2019;

          - Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-18: Dân số độ tuổi là 272 (Khuyết tật 9), đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thụng hoặc giáo dục nghề nghiệp là 262, đạt tỷ lệ 99, 62%;

         - Kết quả PCGD THCS mức độ 3.

         Tiêu chí 5.4: Đạt chuẩn xóa mù chữ

          - Tổng số dân số trong độ tuổi từ 15- 60 là: 4.388. Tổng mù chữ mức độ 1;2;3 là: 0 người; Tổng số người biết chữ: 4.388/4.388 đạt tỷ lệ 100%.

         - Kết quả đạt chuẩn PCGD-XMC mức độ 2

         Tiêu chí 5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá xếp loại

         - Trung tâm học tập cộng đồng học tập cấp xã hoạt động thường xuyên; hiệu quả và được đánh giá xếp loại: Tốt

         Tiêu chí 5.6: Các nhà trường có mô hình giáo dục thể chất qua các hoạt động đóhọc sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền, các nhà trường có đủ sân chơi bãi tập theo quy định, thành lập cáu lạc bộ TDTT và hoạt động thường xuyên.

          - Các nhà trường có đủ sân chơi bãi tập theo quy định

          - Các nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động trong giờ chính khóa, các hoạt động ngoài giờ chính khóa để giáo dục kỹ năng, rèn luyện thể lực cho học sinh.

         -  Trường tiểu học: Nhà trường có khuôn viên với tổng diện tích là 6.668m2,, diện tích bình quân mỗi học sinh đạt 12,7m2. Trường có sân chơi với diện tích 3000m2  chiếm 45 % diện tích tổng thể nhà trường, diện tích sân tập 500m2, Diện tích khu sân vui chơi: 250 m2  có đầy đủ các thiết bị vận động vui chơi cho học sinh.

c) Tự đánh giá: Đạt

6. Tiêu chí số 6: Văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

6.1. Thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn đạt chuẩn theo quy định. Tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. (Đạt)

6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định. (Đạt)

6.3. Tỷ lệ khu dân cư được công nhận danh hiệu làng, thôn, xóm văn hóa hàng năm ≥80%.

b) Kết quả thực hiện của tiêu chí

* Về hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao xã, thôn/xóm và kết quả tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn xã

Nhà Văn hóa xã Ninh Hòa được xây dựng trên khuôn viên 1.820 m2, có hội trường diện tích 500 m2, có phông, màn sân khấu, bộ trang trí khánh tiết, bàn và 250 ghế ngồi, đầy đủ trang thiết bị âm thanh, hệ thống ánh sáng và quạt thông gió đạt tiêu chuẩn; có tủ sách, báo với 500 đầu sách, báo các loại; ngoài ra còn có các công trình phụ trợ và hàng rào cây xanh được trang trí tạo khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

Sân thể thao xã có diện tích trên 10.000 m2, được thiết kế theo tiêu chuẩn, có hệ thống điện chiếu sáng, trang trí sân khấu, kỳ đài 120 m2, khuôn viên được xây tường bao xung quanh và có các công trình phụ trợ. Xã Ninh Hòa lắp đặt, hệ thống trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời tại khu vực sân vận động xã với số lượng 10 bộ dụng cụ, phục vụ hiệu quả nhu cầu tập luyện và vui chơi, giải trí, luyện tập của Nhân dân, quan tâm đến đối tượng là trẻ em và người cao tuổi.

8/8 thôn của xã Ninh Hòa có Nhà văn hóa và sân thể thao gắn với sân Nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 100%). Diện tích Nhà văn hóa từ 500 - 1000 m2, hội trường có bàn, ghế từ sức chứa 100 chỗ ngồi, có trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và quạt điện, bảng nội quy Nhà Văn hóa, hương ước và bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có hàng rào, cổng, cây xanh. Sân tập thể thao của các thôn có diện tích trung bình 500 m2, có lắp đặt 5 - 7 trang thiết bị, dụng cụ tập thể dục, thể thao phục vụ Nhân dân.

Nhìn chung, Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao các thôn có các điều kiện, trang thiết bị đảm bảo cho các hoạt động phục vụ cộng đồng, thường xuyên được chỉnh trang đảm bảo sạch đẹp, an toàn.

Trên địa bàn xã Ninh Hòa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân. Trung bình hàng năm xã tổ chức 5 - 7 buổi liên hoan, giao lưu, hội diễn văn nghệ quần chúng; 5 - 7 cuộc thi đấu giao hữu thể dục, thể thao; 6 - 8 đợt hoạt động văn nghệ cho người cao tuổi, trẻ em. Có các mô hình tiêu biểu như Câu lạc bộ (CLB) bóng đá nam, CLB bóng chuyền nữ, CLB văn nghệ quần chúng… thu hút sự tham gia của Nhân dân, thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài xã. Tại các xóm thành lập các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm văn hóa, văn nghệ, thể thao duy trì hoạt động, tập luyện thường xuyên, hiệu quả.

* Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa

Trên địa bàn xã Ninh Hòa có 8 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia là: Đình Ngô Khê Hạ và Chùa và Động Hoa Sơn và 6 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Các di tích lịch sử văn hóa từ khi được xếp hạng đã thành lập Ban Quản lý di tích, thực hiện quản lý chặt chẽ, không để xảy ra các hành vi vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa cũng như các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Từ đó, cảnh quan thiên nhiên của di tích luôn được bảo vệ; các hình thức văn hoá, lễ hội truyền thống và thuần phong mỹ tục của địa phương được bảo tồn, tổ chức hoạt động theo đúng quy định. Qua đó, đảm bảo phục vụ thiết thực đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn xã.

* Kết quả xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa

Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa thu hút sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn xã Ninh Hòa. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu, phương hướng cụ thể, thiết thực phù hợp với thực tiễn, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa; chỉ đạo việc đăng ký, bình xét, công nhận danh hiệu công khai, dân chủ, bảo đảm đúng quy trình, tiêu chuẩn; chú trọng tuyên truyền và vận động Nhân dân chăm lo xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh; các thành viên trong cộng đồng có tinh thần hoà thuận, đoàn kết tương trợ; phát huy dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước; xây dựng đời sống kinh tế ổn định, từng bước phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh… Kết quả năm 2022, xã Ninh Hòa có 1.863/2.012 hộ được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, tỷ lệ đạt 92,5 %; số hộ được Ủy ban nhân dân xã khen thưởng là 331 hộ; 8/8 thôn được công nhận Khu dân cư văn hóa (100%). Các Khu dân cư văn hóa tiêu biểu được các cấp động viên, khen thưởng kịp thời nhằm thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển.

c) Đánh giá mức độ đạt tiêu chí: Đạt.

7. Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã có chợ trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc có siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn theo quy định.

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã Ninh Hòa có 01 chợ là chợ xã Ninh Hòa vị trí tại thôn Thanh Thượng, với tổng diện tích sử dụng là 1.200 m2 nằm ở vị trí trung tâm xã cạnh đường Quốc lộ 38B Ninh Hòa đi Trường Yên hoạt động ngày 2 chiều thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa. Năm 2015 xã đầu tư xây mới cơ sở vật chất chợ bao gồm chợ, sân, các ky ốt bán hàng, nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, tường bao, nhà trông coi bảo vệ đạt quy chuẩn chợ Hạng 3; chợ được quản lý, điều hành theo quy định, có nội quy, quy chế, ban quản lý chợ, các hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chợ đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chợ Hạng 3 Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 của UBND huyện Hoa Lư.

  • Tổ quản lý chợ được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 15/52016 của UBND xã Ninh Hòa. Chợ hoạt động ổn định với tổng số hộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ là 42 vị trí, đạt 100% công suất chợ, trong đó 30 hộ nộp tiền thuê vị trí kinh doanh theo năm và 2 hộ đấu giá, 10 hộ nộp tiền thuê vị trí kinh doanh theo tháng.

- Toàn xã có 14 cửa hàng bán lẻ, trong đó có 02 cửa hàng kinh doanh tổng hợp cơ bản đảm bảo các quy định của ngành Công thương, cụ thể như sau:

          + Cửa hàng Duẩn Nhung, địa chỉ tại thôn Ngô Thượng, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư do ông Mai Xuân Duẩn thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận hộ đăng ký kinh doanh số 1197 do Phòng Tài chính kế hoạch huyện Hoa Lư cấp ngày 05/9/2019; giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá số 11/2019/GPTL-PKTHT do phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp ngày 30/12/2019, giấy phép bán lẻ rượu số 08/2019/GPR-PKTHT do phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp ngày 30/12/2019, hiện đang hoạt động hiệu quả.

          + Cửa hàng Cường Yến, địa chỉ tại thôn Thanh Thượng, xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư do bà Nguyễn Thị Yến thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 353 do Phòng Tài chính kế hoạch huyện Hoa Lư cấp ngày 01/9/2009, thay đổi lần thứ 01 ngày 03/10/2014; giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá số 03/2022/GPTL-PKTHT do phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp ngày 13/10/2022, giấy phép bán lẻ rượu số 03/2022/GPR-PKTHT do phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp ngày 13/10/2022, hiện đang hoạt động hiệu quả.

- Ngoài ra trên địa bàn xã còn một số cửa hàng nhỏ lẻ nằm trên các trục đường liên thôn và tại các khu dân cư, cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Hai cửa hàng Duẩn Nhung và cửa hàng Cường Yến đạt chuẩn theo quy định:

+ Có bảng hiệu thể hiện tên cửa hàng, địa chỉ và số điện thoại liên hệ với đại diện tổ chức, cá nhân quản lý.

+ Có thời gian mở cửa phù hợp cho việc mua sắm hàng ngày của người dân: từ 7h00 đến 22h00.

+ Có diện tích kinh doanh: Cửa hàng Duẩn Nhung: 80,0m2, cửa hàng Cường Yến: 100 m2, có bãi để xe với quy mô phù hợp.

+ Danh mục hàng hóa kinh doanh trên 200 mặt hàng.

+ Có bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày hoặc bán hàng hóa nông sản của địa phương.

+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí điểm hoặc phương án trông giữ xe và khu vệ sinh phù hợp cho khách hàng.

+ Có trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...).

+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân.

+ Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị mini không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Tự đánh giá: Đạt

8. Tiêu chí số 8: Thông tin và tuyên truyền.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

8.1. Có ít nhất 01 điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh ≥80%

8.3. Có trang thông tin điện tử hoạt động hiệu quả, thường xuyên cập nhật tin, bài.

8.4. Đảng ủy xã, UBND xã, HĐND xã có 100% máy tính được kết nối internet băng thông rộng (trừ máy tính dùng soạn thảo văn bản mật); hệ số máy tính/tổng số cán bộ công chức của xã đạt từ 0,8 trở lên; xã sử dụng 3 phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý điều hành gồm hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử chính thức của cơ quan nhà nước, hệ thống một cửa điện tử.

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Trên địa bàn xã có 01 điểm bưu chính đặt tại thôn Ngô Thượng đảm bảo việc gửi, nhận thư, gói, kiện hàng bưu phẩm. Bưu chính có 1 nhân viên phục vụ giao dịch và có 1 bưu tá đưa trả hàng, có trang thiết bị phù hợp với hình thức tổ chức cung ứng và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính tại địa phương. Bưu điện có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội, dịch vụ bưu chính (thư, báo, bưu phẩm, bưu kiện...) được cung cấp dịch vụ đến tận hộ trong ngày. Có các điểm phục vụ Internet công cộng và hệ thốnginternet được nâng cấp thường xuyên, phủ sóng toàn xã, chất lượng đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, dân sinh.

- Tỉ lệ thuê bao sử dụng Điện thoại thông minh trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã là: 3.336/3.574 = 93,3 %

- Uỷ ban nhân dân xã Ninh Hòa có trang thông tin điện tử http:// ninhhoa.hoalu.ninhbinh.gov.vn Trang web thường xuyên cập nhật thông tin;  100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cấp xã được công khai theo đúng quy định; có mô hình điển hình về cải cách về thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả. Trong ba năm liên tục tính đến thời điểm xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt 100% đối với hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và 100% đối với hồ sơ thủ tục hành chính liên thông được giải quyết đúng hoặc sớm hơn thời gian quy định. UBND xã đã ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 01/4/2021 của UBND xã Ninh Hòa về việc kiện toàn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của bộ phận một cửa; một cửa liên thông; Quyết định số 84/QĐ-UBND, ngày 19/6/2020 về thành lập Trang thông tin điện tử xã; Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 ban hành quy chế hoạt động của Ban biên tập trang thông tin điện tử xã.

- Đảng ủy, HĐND, UBDN xã hiện nay có 22 máy tính trong đó có 21 máy tính được kết nối mạng Internet.

c) Tự đánh giá: Đạt

        9. Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn ≥95%

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trong những năm qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Với sự tập chung tuyên truyền vận động các hộ dân trên địa bàn xã đã tập chung xây dụng, chỉnh trang nâng cấp nhà ở, công trình phụ trợ đến nay tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chí của bộ xây dựng đạt 100%

Vận động nhân dân trong xã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà ở, các công trình phụ trợ, cổng ngõ đến nay toàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát; Trong những  năm đã xây dựng mới 45 nhà, sửa chữa, cải tạo 116 nhà.

+ Tổng số nhà ở 1.983 nhà.

+ Nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng 1.983 nhà

+ Nhà ở dột nát, nhà tạm 0 nhà

+ Tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng đạt tỷ lệ 100%.

c) Tự đánh giá: Đạt

10. Tiêu chí số 10: Thu Nhập

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Thu nhập bình quân đầu người chính thức năm 2021 ≥ 55 triệu đồng, ước năm 2022 ≥ 56,1 triệu đồng. (Đạt)

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã đã thành lập tổ điều tra thu thập thông tin về thu nhập của các hộ ở các thôn. Các điều tra viên đã được hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, tiến hành thu thập thông tin về thu nhập của tất cả các hộ trên địa bàn xã quản lý, đảm bảo theo đúng hướng dẫn quy định. Trong quá trình các điều tra viên thu thập thông tin có sự giám sát, kiểm tra của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã và công chức Chi cục thống kê khu vực Ninh Bình – Hoa Lư.

- Kết quả tổng hợp và tính toán thu nhập bình quân đầu người/năm của xã năm 2021 là 55,81 triệu đồng.

- Kết quả tổng hợp và tính toán thu nhập bình quân đầu người/năm của xã năm 2022 là 66,47 triệu đồng.

- Uớc tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã năm 2023 là 68 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: đạt

11. Tiêu chí số 11: Hộ nghèo.

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (trừ các trường hợp thuộc diện BTXH theo quy định hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo) ≤1%

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

Từ năm 2015 -2020, ngoài việc tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, địa phương đã vận động con em quê hương hỗ trợ kinh phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn hàng năm nhân dịp lễ, tết. Hỗ trợ đào tạo nghề và hỗ trợ giống vốn ban đầu để các hộ khó khăn tham gia sản xuất, phát triển kinh tế (hỗ trợ lợn giống, hỗ trợ bò, hỗ trợ gà, vay vốn …), tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm. Tháng 10/2015 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 2,84 %. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2023 còn 40 hộ chiếm 1,79 % hộ (không tính hộ nghèo bảo trợ xã hội). Hộ nghèo có khả năng lao động: 09 hộ, hộ cận nghèo có khả năng lao động: 11 hộ. Tổng số Nghèo đa chiều theo giai đoạn 2021- 2025 là: 0,93%.

c) Tự đánh giá: Đạt

12. Tiêu chí số 12: Lao động

a) Yêu cầu  của tiêu chí:

Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo ≥50%.

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tổng số người trong độ tuổi, có khả năng lao động:

3.488

(người)

- Tổng số lao động đã qua đào tạo:

3.114

(người)

- Tỷ lệ lao động  qua đào tạo:

 

87,13

%

 

- Số lao động có bằng cấp:

 

 

 

1.319

(người)

             

 -  Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt:           36,91  %

c) Tự đánh giá: Đạt

13. Tiêu chí số 13: Tổ chức  sản xuất

a) Yêu cầu của tiêu chí:

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết sản xuất ổn định từ 01 năm trở lên ≥ 1

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng, hoặc có sản phẩm đặc trưng của địa phương được sản xuất, chế biến đảm bảotiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và các điều kiện về bảo vệ môi trườngvà có tham giam liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. (Đạt)

13.3. Có mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất gắn với sản xuất an toàn thực phẩm  ≥ 1

b)  Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã Ninh Hòa có 02 HTX, HTX Hồng Phong thành lập năm 2000 và HTX Đại Sơn thành lập năm 1999. Hiện nay, tất cả các HTX đều hoạt động theo luật HTX năm 2012. Trong những năm qua, công tác quản lý, điều hành các khâu dịch vụ mang lại hiệu quả rõ nét, nhất là việc nâng cao chất lượng các khâu dịch vụ, chuyển giao các tiến bộ kho học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cũng như giá trị sản xuất.

- Trong sản xuất các HTX đã chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay, trên địa bàn xã có cơ sở trồng Nấm của hộ gia đình ông Nguyễn Đức Trọng (địa chỉ tại: thôn Đạng Áng, xã Ninh Hoà) đã được công nhận xếp hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

- Xã tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn đã có 08 máy cày, 15 xe vận chuyển 15 máy bơm, 01 máy gặt, 25 máy phun thuốc bảo vệ thực vật...đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân trong các khâu, tưới tiêu, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Tỷ lệ cơ giới hóa đạt trên 95 %. Đặc biệt một số khâu tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100% như: Làm đất, tưới tiêu, vận chuyển, sơ chế.

c) Tự đánh giá: Đạt

14. Tiêu chí số 14: Y tế

a) Yêu cầucủa tiêu chí:

14.1. Tỷ lệ người dân (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tham gia bảo hiểm y tế ≥90%.

14.2. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤13,8 %

14.3. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe ≥85%

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Trạm Y tế xã được xây dựng năm 2015, với diện tích 1.636 m2, có 12 phòng chức năng, có các công trình phụ trợ như nhà bếp, nhà xe, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh, bể nước, vườn thuốc nam. Có 06 cán bộ y tế đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Dân số trên địa bàn được quản lý theo dõi sức khỏe đạt 100% dân số.

- Đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đề nghị công nhận chuẩn y tế trong năm 2022 đã đánh giá đạt (94,0/100 điểm).

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hình thức BHYT. Số người tham gia các hình thức BHYT là 6.051/6.349, đạt tỷ 95,30 % dân số toàn xã.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi)  là 68/166 đạt 13,6 %.

- Trong những năm qua UBND xã luôn chú trọng công tác chỉ đạo về lĩnh vực y tế. Công tác tiêm chủng mở rộng đạt kết quả cao, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, đội ngũ y tế thôn, phát huy tốt trách nhiệm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn xã.

- Trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, dân số trên địa bàn được quản lý theo dõi sức khỏe đạt 2003/2206, đạt tỷ lệ 90,80 % dân số.

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT áp dụng cho cả nam và nữ đạt 95,30 % dân số.

c) Tự đánh giá: Đạt

15. Tiêu chí số 15: Hành chính công

a) Yêu cầucủa tiêu chí:

15.1. Xã có giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh.

15.2. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

         15.4. Trong 03 năm liên tục tính đến năm xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Hàng năm, Đảng bộ xã được xếp loại “hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Xã Ninh Hòa đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính theo các quy định của Chính phủ. Đến nay, việc ứng dụng CNTT trong giải quyết các thủ tục hành chính tại xã đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như:

- Hệ thống hạ tầng CNTT cơ bản hoàn thiện, có mạng nội bộ cơ bản kết nối các máy tính cho phép trao đổi, chia sẻ thông tin; hạ tầng viễn thông đã kết nối cáp quang tốc độ cao đảm bảo tốt việc truy cập Internet; Triển khai, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tích hợp chữ ký số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, đảm bảo kết nối liên thông với các cấp đảm bảo việc gửi nhận văn bản điện tử thay thế hình thức gửi nhận văn bản truyền thống. Cán bộ, công chức xã hiện đang trao đổi, giải quyết các thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp trên hệ thống một cửa điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Nâng cao chất lượng quản lý và điều hành trong cơ quan; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 100% cán bộ, công chức sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh đảm bảo yêu cầu sử dụng. Tăng cường chuyển nhận các văn bản qua hệ thống thư điện tử theo quy định, thay đổi thói quen sử dụng hệ thống thư điện tử miễn phí như: Zalo, Facebook, gmail,... trong trao đổi công vụ; đảm bảo trên 80% các văn bản, tài liệu thông thường của cơ quan được gửi song song dưới dạng văn bản điện tử và văn bản giấy.

-  Tiếp tục khai thác và sử dụng tốt các hệ thống thông tin đã có đảm bảo khả năng sẵn sàng và thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu Quốc gia nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao năng suất lao động, phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành. Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của trang thông tin điện tử của xã để đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định, tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của xã. Tập trung, đẩy mạnh sử dụng hệ thống một cửa điện tử tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa điện tử tích hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4; ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công mức 3, mức 4... Thường xuyên cập nhật thông tin thủ tục hành chính , phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa liên thông, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa điện tử của tỉnh 4 tháng đầu năm 2023 đạt 100%.

         - Trong ba năm 2020, 2021, 2022 Đảng bộ xã Ninh Hòa được đánh giá, xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ". Năm 2023, xã Ninh Hòa dự kiến đề nghị đánh giá, xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

c) Tự đánh giá: Đạt

16. Tiêu chí số 16: Tiếp cận pháp luật.

a) Yêu cầucủa tiêu chí:

16.1. Đăng tải kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước) trên trang thông tin điện tử của UBND xã.

16.2. Kịp thời phổ biến các văn bản, chính sách mới ban hành cho đội ngũ cán bộ cấp xã; UBND xã tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người dân ít nhất 2 lần/năm.

16.3. Kịp thời hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp khi có yêu cầu; tỷ lệ hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp thuộc phạm vi hòa giải thành ≥90%

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Tiêu chí 16.1: UBND xã đã đăng tải 27 văn bản trên trang thông tin điện tử xã bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt động của HĐND, UBND, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức, các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai, chính sách xã hội, hộ tịch, giải quyết khiếu nại, tố cáo... như Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật cán bộ, công chức; Luật Hộ tịch; Luật đất đai; Luật cư trú; Luật hôn nhân và gia đình; Luật Khiếu nại; Luật tố cáo; Luật xử lý vi phạm hành chính, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã (có đường link truy cập trang thông tin điện tử của UBND xã đăng tải các văn bản).

Tiêu chí 16.2: Trong năm 2023, UBND xã đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, Luật cư trú, Luật đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở cho 150 đại biểu là lãnh đạo HĐND, UBND xã, cán bộ công chức xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn, hội viên các chi hội, đoàn thể trên địa bàn xã. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền, triển khai các văn bản Luật thông qua các hội nghị giao ban, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh... (có kế hoạch tổ chức hội nghị và tài liệu chứng minh việc tổ chức hội nghị, nguồn kinh phí kèm theo)

Tiêu chí 16.3: Trên địa bàn xã Ninh Hòa có 08/08 thôn có tổ hòa giải, mỗi tổ hòa giải có 07 hòa giải viên, là những người có kinh nghiệp, am hiểu pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư đảm bảo đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Trong 8 tháng đầu năm 2023, các tổ hòa giải trên địa bàn xã không tiếp nhận vụ việc thuộc phạm vi hòa giải theo quy định.

c) Tự đánh giá: Đạt

17. Tiêu chí số 17: Môi trường.

a) Yêu cầucủa tiêu chí:

17.1. Làng nghề, khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, nuôi trồng trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (Đạt)

17.2. Chất thải rắn trên địa bàn được phân loại, thu gom, xử lý theo quy định ≥90%

17.3. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả ≥50%

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ≥50%

17.5. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường ≥95%

17.6. Tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường ≥80%

17.7. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥85%

17.8. Có nghĩa trang tập trung được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch được phê duyệt. (Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Nội dung 17.1.

Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, năm 2015 Xã Ninh Hòa đã xây dựng 01 chợ là chợ xã Ninh Hòa vị trí tại thôn Thanh Thượng, với tổng diện tích với tổng diện tích sử dụng là 983,0 m2 nằm ở vị trí trung tâm xã cạnh đường Quốc lộ 38B Ninh Hòa đi Trường Yên hoạt động ngày 2 chiều thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa. Về cơ sở vật chất chợ bao gồm chợ, sân, ki-ốt bán hàng, nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh, tường bao, nhà trông coi bảo vệ đạt quy chuẩn chợ Hạng 3 Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 22/10/2015; chợ được quản lý, điều hành theo quy định, có nội quy, quy chế, ban quản lý chợ, các hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công tác bảo vệ môi trường trong Chợ: Rác thải trong chợ được thu gom và xử lý thường xuyên ban quản lý chợ đã thuê 2 người quét dọn thu gom rác thải tập kết tại một điểm tập trung trong chợ. Việc thu gom và xử lý rác thải thực hiện theo đề án chung của UBND xã. Chợ có khu vệ sinh, hệ thống rãnh thoát nước đảm bảo môi trường và  bình quân mỗi ngày chợ thu gom 0,5 tấn rác thải các loại, để đảm bảo môi trường BQL chợ quy hoạch bố trí các khu quầy hàng, ki ốt bán hàng hợp lý, bố trí riêng biệt khu kinh doanh buôn bán các mặt hàng tươi sống phát sinh nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát tán dịch bệnh. Đặc biệt kể từ khi dịch bệnh Covid bùng phát BQL chợ tổ chức phun khử khuẩn định kỳ hàng ngày, hàng tuần toàn bộ các gian hàng trong chợ, BQL thuê dịch vụ nạo vét cống rãnh từ 1-2 lần/quý đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nhắc nhở người kinh doanh chú ý giữ gìn vệ sinh xung quanh quầy hàng của mình.BQL chợ

* Khu nuôi trồng thủy sản

Trên địa bàn xã không có khu chuyên nuôi trồng thủy sản. Các hộ gia đình tận dụng diện tích ao và kết hợp đất 1 lúa để thực hiện nuôi cá với diện tích nhỏ lẻ nên không phải làm cam kết bảo vệ môi trường.

 Hiện nay, trên địa bàn xã có 05 hộ nuôi thủy sản với diện tích 20,2 ha, chủ yếu cá hộ nuôi theo hình thức kết hợp lúa cá.

Đối tượng nuôi chính là các loài cá nước ngọt truyền thống (trắm, chép, mè, trôi).

Khối lượng chất thải hữu cơ, phụ phẩm phát sinh trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nước thải, bùn thải (được hình thành chủ yếu từ phân thải của cá, thức ăn thừa, hóa chất…) được tích tụ dưới đáy ao nuôi với khối lượng khoảng 80 m3/năm. UBND xã đã yêu cầu các hộ nuôi trồng thủy sản trong quá trình sản xuất phải có các biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng để giảm lượng chất thải trong môi trường nuôi, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, có các biện pháp thu gom, xử lý chất thải hữu cơ, nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường.

Đến nay các hộ đã thực hiện nuôi thủy sản theo đúng quy trình kỹ thuật, trong qáu trình nuôi các hộ đều có nhật ký ghi chép quá trình sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học để tạo ra sản phẩm an toàn. Sau mỗi vụ thu hoạch các hộ còn sử dụng máy bơm, hút áp lực để hút toàn bộ chất thải đáy bùn ao lên vườn để xử lý trồng cây ăn quả, rau các loại, sau đó rắc vôi bột để khử trùng, tiêu độc, đảm bảo độ PH trong ao nuôi trước khi vào vụ mới.

* Khu chăn nuôi

Trên địa bàn xã không có khu chăn nuôi tập trung, về gia cầm chủ yếu nuôi nhỏ lẻ tự cung cho gia đình không nuôi kinh doanh, về gia súc hiện có 66 hộ chăn nuôi trong khu dân cư với số lượng thấp theo mô hình VAC, các hộ có quy mô chăn nuôi dưới nhỏ lẻ, quy mô gia trại không thuộc đối tượng phải lập hồ sơ pháp lý về bảo vệ môi trường. Đối với chất thải chăn nuôi một phần được sử dụng làm thức ăn cho cá, phần còn lại được các hộ gia đình xử lý bằng bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, nước thải sau xử lý được tận dụng để tưới cây, không thải nước thải ra môi trường. Trong đó: 63/66= 95,45% hộ chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

Để đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu chăn nuôi nhất là hiện nay xuất hiện dịch tả lợn châu phi xã chỉ đạo cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra vệ sinh chuồng trại 100% các hộ chăn nuôi đều ký cam kết bảo vệ môi trường, chất thải được xử lý bằng hầm biogas và bể lắng nước thải ra cuối cùng của bể lắng được tận dụng  tưới cây trồng trong vườn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung 17.2.

Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã khoảng 2,5tấn/ngày, trong đó nhân dân tự phân loại rác thải tại hộ gia đình để tái chế, tái sử dụng phân hữu cơ, khối lượng rác phân loại 0,5 tấn, sau khi phân loại lượng rác phải đưa đi xử lý là 2,0 tấn/ngày. Việc thu gom và xử lý rác thải rắn thực hiện theo đề án của UBND xã các tổ thu gom rác các khu dân cư trực liếp thu gom tại các hộ gia đình tập kết về điểm trung chuyển của các thôn sau đó xe chuyên dùng của TT VSMTĐT huyện Hoa Lư chở đi xử lý tại Tam Điệp với tần suất 4 chuyến/ tuần theo hợp đồng số 01/HĐ-KT ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đến tháng 9/2022 UBND xã Ninh Hòa ký hợp đồng với HTX dịch vụ môi trường Ninh Giang tại Hợp đồng kinh tế số 17/HĐ-DV, ngày 01/9/2022.

Người dân tự phân loại tại hộ gia đình để xử lý tại chỗ đối với chất thải dễ phân hủy như thực phẩm thừa, chất hữu cơ ... được các gia đình tận dụng làm thức ăn gia súc hoặc phân hữu cơ; đối với các chất thải như giấy, kim loại, chai nhựa ... được thu gom để bán phế liệu, tổng khối lượng rác thải được tự xử lý và bán phế liệu

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã ước khoảng 1,5 tấn/ngày. Trong đó khối lượng được phân loại để tái chế, tái sử dụng và xử lý tại hộ gia đình khoảng 0.5 tấn/ngày được các chủ công trình tái sử dụng tại chỗ để làm vật liệu san lấp, gia cố, nâng cấp các tuyến đường làng, ngõ xóm. Khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển đi xử lý khoảng 1,0 tấn/ngày (đạt 100%).

UBND xã phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân phân loại rác thải và để đúng nới quy định không vứt rác tại các nơi công cộng gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý đạt 97,4%

Nội dung 17.3.

Toàn xã có 2.233 hộ/2.233 hộ = 100% các hộ dân có nhà tiêu tự hoại 3 ngăn và 100% các hộ dân trên địa bàn xã có hố ga, bể lắng xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, hố gas, bể lắng được nạo vét thường xuyên. Hàng năm UBND xã xây dựng kế hoạch, thông báo, chương trình triển khai tuyên truyền đến từng thôn xóm, từng gia đình với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Vận động đông đảo nhân dân tham gia tổng vệ sinh vào chiều thứ 6 hàng tuần. Chỉ đạo phối hợp cùng HTX Nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch làm thủy lợi nội đồng,khơi thông cống rãnh thoát nước, cải tạo ao, hồ, nạo vét kênh mương, phát quang bụi rậm…nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hoà môi trường không khí tại địa phương.

Nội dung 17.4.

Đã thực hiện tuyên truyền người dân tự phân loại rác thải tại hộ gia đình tại 8/8 thôn. Ban phát triển nông thôn mới các thôn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ, rác thải vô cơ sẽ được cho vào thùng vào bao để xe thu gom rác theo đúng quy định, rác thải hữu cơ, vận động nhân dân nhà nào có diện tích vườn thực hiện việc chôn lấp làm phân tưới cho cây hoặc nhà nào có ao tận dụng thả xuống ao nuôi cá.

UBND xã đã phối hợp cùng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hoa Lư cấp phát thùng ủ rác hữu cơ và phân vi sinh cho các hộ thực hiện phân loại rác thải. Trên cơ sở đó UBND xã phát động nhân dân tự trang bị các thùng rác để phân loại , đối với những hộ có vườn rộng thì đào hố để ủ rác hữu cơ làm phân vi sinh bón cho cây trồng.

Hội Phụ nữ xã thực hiện mô hình phân loại rác thải kết quả có có 1.607 hộ/2.233 hộ gia đình tham gia vào phân loại rác thải tỷ lệ đạt 71,96 %.

Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã khoảng 2,5 tấn/ngày, trong đó nhân dân tự phân loại rác thải tại hộ gia đình để tái chế, tái sử dụng phân hữu cơ, lượng rác phân loại là 0,5 tấn/ngày.

Nội dung 17.5.

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn gồm: Chất thải y tế và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng khối lượng phát sinh trên địa bàn xã. Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật được thu gom lưu trữ tại các bể chứa tại các xứ đồng số lượng 127 bể chứa và thùng chuyên dụng sau đó UBND xã ký hợp đồng với công ty môi trường ETC tại Nam Định thu gom xử lý, năm 2022 UBND xã đã ký hợp đồng  với công ty môi trường ETC tại Nam Định theo hợp đồng Kinh tế số 062609/2022/HĐKT/ETC thu gom xử lý và xử lý chất thải vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật khối lượng 172 kg, Năm 2023 sẽ tiếp tục ký hợp đồng thu gom với công ty môi trường ETC vào cuối năm với khối lượng dự kiến 180 kg.

Năm 2022 chất thải y tế trên địa bàn xã Ninh Hòa phát sinh khoảng 10kg/năm, được thực hiện thu gom bảo quản trong thùng chứa có nắp đậy và lưu giữ trong kho sau đó định kỳ sẽ được Trung Tâm y tế huyện Hoa Lư hợp đồng với công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật Tài Nguyên môi trường ETC vận chuyển và xử lý theo quy định rác thải nguy hại theo hợp đồng số 0415/2021/HĐKT/ETC ngày 01/4/2021.

Trên địa bàn xã có 01 cơ sở kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại là Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Quốc tế 1/5 (kinh doanh khách sạn và cây xăng), với khối lượng nhỏ khoảng 50 kg/năm được các cơ sở lưu trữ trong kho và tự hợp đồng với đơn vị xử lý, chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ khác phát sinh khoảng 10 kg.

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn xã Ninh Hòa phát sinh khoảng 232 kg/năm. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom đạt 100 %

Nội dung 17.6.

Phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trên địa bàn xã chủ yếu là rơm rạ với khối lượng khoảng 3.200 tấn/năm.

Do đặc thù của xã là vụ đông xuân cấy lúa, vụ mùa thả cá nên lượng rơm rạ và gốc rạ phát sinh đều được tận dụng để làm thức ăn cho cá, một phần được các đơn vị nơi khác đến thu gom mang đi làm làm phụ phẩm nông nghiệp…

Tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế là khoảng 3.140 tấn/năm.

Tổng khối lượng lượng phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế đạt tỷ lệ 98,23%.

Nội dung 17.7.

- Tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã: 19.678 con. Trong đó đàn lợn 554 con, gia cầm 16.000 con, trâu bò 123 con

- Tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn là 66 hộ trong đó: Có 27 hộ nuôi lợn, 05 hộ nuôi gia cầm, 22 hộ nuôi trâu bò

- Trên địa bàn xã không có hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại mà chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình đàn lợn quy mô từ 1-7 con, đàn gia cầm  20- 50 con, đàn trâu, bò từ 1-4 con.

- Trong những năm qua, thực hiện xây dựng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi. UBND xã thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình vệ sinh môi trường đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Hàng năm xã tiến hành kiểm tra vệ sinh môi trường từng hộ chăn nuôi trên địa bàn và yêu cầu 100% các hộ chăn nuôi ký cam kết đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường theo quy định.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường đạt 100 %.

Nội dung 17.8:

Xã Ninh Hoà có 08 nghĩa trang nhân dân, quy mô khoảng 10 ha, phân bố trên 08 thôn trong toàn xã. UBND xã đã ban hành Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 22/9/2020 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn xã Ninh Hòa.

Các nghĩa trang có diện tích từ 01 đến 03 ha nằm cách xã ku dân cư được bao quanh bởi núi đá vôi, có đường đi lại thuận tiên đã bê tông hóa đường trục chính nghĩa trang, có hệ thống thoát nước đảm bảo không ngập úng, không gây ô nhiễm môi trường.

Các nghĩa trang có khu hung táng và cát táng riêng (hiện nay đa phần các hộ thực hiện việc hỏa táng nên khu hung táng ít sử dụng) hiện chưa có nhà quản trang, khu chức năng.

UBND xã Ninh Hoà đã nâng cấp, chỉnh trag lại nghĩa trang 05 thôn ( Ngô Hạ, Thanh Hạ, Ngô Thượng, Áng Sơn và Đại Áng) bằng nguồn kinh phí do nhân dân tự đóng góp và nguồn xã hội hoá khác.

Năm 2023 UBND xã đã được UBND huyện Hoa Lư đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo Nghĩa trang liệt sỹ xã Ninh Hòa.

c) Tự đánh giá: Đạt

18. Tiêu chí số 18: Chất lượng môi Trường.

a) Yêu cầucủa tiêu chí

         18.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn ≥65%

18.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung (nếu có) có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững ≥45%

18.3. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, nhà tiêu, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch 100%

18.4. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được sử lý, khắc phục ô nhiểm, cải tạo và phục hồi môi trường 100%

18.5. Có ít nhất 02 thôn (xóm) đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định. (Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

          -Toàn xã có 2.233 hộ dân với 6.349 khẩu, số hộ được sử dụng nước sạch theo đúng quy chuẩn 2.233 hộ đạt 100%.Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn Quốc gia đạt 100%.

- Xã được cấp nước từ nhà máy nước sạch Hoàng Long công trình cấp nước sinh hoạt của công ty TNHH Hoàng Dân hoạt động có hiệu quả.

+ Số hộ có nhà tắm hợp vệ sinh: 2.155/2.233 hộ, đạt = 96,50%

+ Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh: 2.108/2.233 hộ, đạt = 94,40%

+ Số hộ có thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh 2.125/2.233 hộ, đạt = 95,16%

+ Số hộ đảm bảo 3 sạch: 2.106/2.233 hộ, đạt = 94,31%

- Trên địa bàn xã không có bãi chôn lấp rác thải.

- Đến năm 2022 xã đã có 05/08 thôn được UBND huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu (thôn Ngô Hạ, Thanh Hạ, Ngô Thượng, Thanh Thương, Áng Ngũ).

c) Tự đánh giá: Đạt

      19. Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh.

a) Yêu cầu Nội dungcủa tiêu chí

19.1. Kiện toàn đủ 04 chức danh Ban chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân tự vệ theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.(Đạt)

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, có hiệu quả được khen thưởng từ cấp huyện trở lên; xã có từ 85% trở lên khu dân cư trên địa bàn đạt chuẩn an toàn về ANTT theo quy định; lực lượng công an xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên (tính từ năm liền kề thời điểm xét công nhận đạt chuẩn) và lực lượng đảm bảo ANTT ở cơ sở (trưởng thôn, phó thôn) hoàn thành tốt nhiệm vụ; lực lượng công an xã và an ninh trật tự ở cơ sở không có vi phạm kỷ luật bị xử lý.(Đạt)

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn xã không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; tội phạm và các tệ nạn xã hội khác đều giảm dần qua từng năm, không xảy ra trọng án.

- Về công tác Quốc phòng kiện toàn đủ 04 chức danh Ban chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân tự vệ theo quy định; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, hàng năm xã Ninh Hòa luôn hoàn thành chỉ tiêu giao quân. Tham gia tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ. Ban Chỉ huy quân sự xã nhiều năm liên tục được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc.

- Hàng năm cấp ủy, chính quyền có Nghị quyết, Kế hoạch về công tác Quốc phòng và ANTT được triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

- Trong những năm qua, trên địa bàn xã Ninh Hòa tình hình an ninh, trật tự được đảm bảo, xã hội được giữ vững. Hàng năm Đảng uỷ có Nghị quyết,chuyên đề về công tác quốc phòng, an ninh. UBND có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

- Hàng năm, có 100% (08/08) đơn vị thôn và 100% cơ quan,đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên.

 - Trên địa bàn xã không có cá nhân hoạt động gây rối, chống đối Đảng và Nhà nước; hoạt động truyền đạo trái phép.

- Xã Ninh Hòa không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Công an xã đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, không có cán bộ Công an xã vi phạm kỷ luật.

- Không có vụ việc tham nhũng, vi phạm kinh tế, môi trường cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.

- 100% thôn có Tổ tự quản về ANTT, duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã được đông đảo quần chúng tham gia, ủng hộ. Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng vững mạnh. Công an xã được tỉnh, huyện, xã tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen.

c) Tự đánh giá: Đạt.

III. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được:

Trong những năm qua, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại Ninh Hòa được các cấp, ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã đạt được những kết quả toàn diện, nổi bật, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.

Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, sâu rộng đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức và hành động của mọi cán bộ và người dân, được người dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền của, công sức, đất đai để cùng chung sức xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa huy động mọi nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về sản xuất, đời sống dân sinh của nhân dân.

Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được quan tâm, đổi mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hóa kết hợp với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

* Tồn tại, hạn chế: Trong quá trình thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Do địa phương nằm trong vùng quần thể danh thắng Tràng An nên khó khăn xin chủ chương đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn ngân sách được vì vậy nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

- Nợ đọng xây dựng cơ bản hiện nay trên địa bàn xã còn 3.600 triệu đồng.

- Trong lãnh đạo, chỉ đạo có lúc chưa thực sự kiên quyết, chủ động, sáng tạo. Vì vậy, kết quả thực hiện còn hạn chế. Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở một số cơ sở thôn chưa được đề cao, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo.

- Nguồn lực thực hiện cho Chương trình còn thấp so với yêu cầu, chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Nội lực trong nhân dân không đồng đều, nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa nhiều.

- Công tác vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được thực hiện đồng đều trên phạm vi toàn xã, chưa thực sự đi sâu vào nhận thức của nhân dân.

- Một số giải pháp thực hiện xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu chưa bám sát tình hình thực tế tại thôn, khu dân cư.

- Một số thôn, xóm chưa tạo được sự thi đua của các Chi hội, Chi đoàn, cụm dân cư. Dẫn đến việc một số việc có thôn, xóm thực hiện rất tốt, nhưng có thôn xóm thì thực hiện chiếu lệ.

- Khối lượng công việc nhiều, cán bộ, công chức phụ trách kiêm nhiệm nên sự bám sát cơ sở của một số cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ chưa thực sự sâu sát,hiệu quả chưa cao.

* Nguyên nhân:

- Do địa phương nằm trong quy hoạch vùng lõi di sản nên việc xây dựng quy hoạch chi tiết còn phụ thuộc vào các dự án Quy hoạch như Quy hoạch phân khu 4-4, 4-1 và Quyết định 230/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch chung xây dựng quần thể danh thắng Tràng An.

- Đôi lúc việc lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ chưa đảm bảo tiến độ thời gian. Ban Chỉ đạo chưa tổ chức đánh giá chi tiết kết quả và rút kinh nhiệm của từng lĩnh vực cụ thể.

- Đội ngũ cán bộ giúp việc BCĐ, UBND xã làm việc kiêm nhiệm, lại thường xuyên thay đổi nên trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, trong khi khối lượng công việc nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực…

- Công tác dân vận chưa khéo trong thực hiện vận động quần chúng tham gia.

3. Bài học kinh nghiệm:

Từ những kết quả và tồn tại hạn chế nêu trên, chúng ta cần rút ra những bài học đó là:

- Thôn, cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể quan tâm tập trung chỉ đạo cụ thể, sâu sát, quyết liệt, có cách làm năng động, sáng tạo, phát huy được lợi thế của địa phương, cán bộ đảng viên gương mẫu, nhân dân nhiệt tỉnh ủng hộ, thì ở đó kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đạt thành tích cao. Trong xây dựng nông thôn mới vai trò đội ngũ cán bộ rất quan trọng (cán bộ nào phong trào đấy), có phân công cụ thể, rõ ràng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

- Để cán bộ và nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM là nông dân. Người nông dân phải tự làm là chính và họ là người được hưởng thụ, Nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư là bí quyết thành công. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể) và mọi tầng lớp nhân dân, huy động cao mọi nguồn lực của xã hội cả về trí tuệ, công sức và kinh phí để xây dựng NTM.

- Đảm bảo công khai cho các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và mọi người dân được trực tiếp tham gia xây dựng các công trình; phát huy vai trò giám sát của Ban giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư để nhân dân tin tưởng và tích cực tham gia xây dựng NTM. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những thôn, xóm, cụm dân cư làm tốt và những vấn đề còn tồn tại; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng những điển hình hay cách làm sáng tạo.

- Lựa chọn những thôn làm điểm có ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để xây dựng điển hình qua đó, đánh giá, rút kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời là nơi tham quan, học tập cho cán bộ và người dân trực tiếp nhìn thấy hiệu quả, lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho các thôn khó khăn. Ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân...

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM, theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”

- Tuyên truyền làm tốt công tác tư tưởng, vận động nhân dân, con em quê hương ủng hộ tinh thần, vật chất xây dựng các công trình phục vụ cho nhân dân.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM kiểu mẫu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống truyền thanh 3 cấp và trên các diễn đàn về xây dựng NTM ở địa phương.

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

A. MỤC TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu chung:

Tiếp tục duy trì giữ vững, nâng cao chất lượng hơn nữa phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thu nhập tăng hơn 1,5 lần so với giai đoạn xã đạt nông thôn mới: Có kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội phù hợp, đồng bộ; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ bền vững, gắn phát triển nông thôn với xây dựng và hình thành đô thị; Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc; Xây dựng môi trường sinh thái luôn được bảo vệ xanh - sạch - đẹp, xây dựng địa bàn dân cư xã Ninh Hòa trở thành miền quê đáng sống; Quốc phòng và An ninh, trật tự được bảo đảm, giữ vững.

          2. Mục tiêu cụ thể

+ Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất; CN - TTCN và XDTM-DV chiếm 85-90% tổng giá trị sản xuất;

+ Chỉnh trang khu dân cư hiện có theo hướng hiện đại.

 + Đường làng ngõ xóm sạch đẹp, 100% các tuyến đường xã, thôn xóm được bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, cây cối được cắt tỉa gọn gàng.

+ Trường học khang trang, xanh, sạch đẹp; 100% các cháu trong độ tuổi đến trường đều được đi học.

+ 100% các thôn xóm đạt tiêu chuẩn “Làng văn hoá”. Người dân được tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật, học nghề.

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt trên 80 triệu đồng/người/năm.

+ Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn dưới 20%.

+ Điều kiện sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn 0%, làm tốt công tác an sinh xã hội.

+ Đời sống văn hoá xã Ninh Hòa được đổi mới, phong phú, văn minh, hiện đại, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

+ Sức khoẻ người dân ngày càng được quan tâm, toàn dân được khám, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Y tế giữ vững xã đạt chuẩn quốc gia.

+ Môi trường đảm bảo, các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch- đẹp được đẩy mạnh, chất thải được thu gom và xử lý theo đúng quy định.

+ Hạn chế phát sinh các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

3. Phương hướng, nhiệm vụ: Căn cứ vào những mục tiêu đề ra, Ban Chỉ đạo, UBND xã đề ra một số nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, cụ thể như sau:

3.1. Quy hoạch

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy chế quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Các quy hoạch được UBND xã niêm yết công khai và thực hiện nghiêm túc, không có các vi phạm quy hoạch bị xử lý.

3.2. Về hạ tầng kinh tế xã hội

a) Giao thông

- Có kế hoạch cân đối, bố trí ngân sách cho công tác quản lý bảo trì từ nguồn ngân sách xã. Tiếp tục triển khai quản lý, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống đường giao thông. Nâng cấp một số tuyến đường tuy đã đạt chuẩn nhưng đang có hiện tượng xuống cấp. Hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông, thực hiện quản lý tải trọng tại các tuyến đường để nghiêm cấm các xe quá tải trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Xây dựng vỉa hè, rãnh thoát nước, lắp đặt hệ thông biển báo, biển chỉ dẫn, hạn chế tải trọng, cảnh báo nguy hiểm trên một số tuyến đường trục thôn, xóm.

- Duy trì, nâng cấp hệ thống chiếu sáng tại các thôn và ngõ xóm trong toàn xã.

- Bổ sung các tuyến đường thôn trồng một loại cây xanh bóng mát, tùy từng tuyến đường để trồng hoa, đặt chậu hoa hai bên đường tạo cảnh quan và đảm bảo an toàn giao thông.

b) Trường học

- Tiếp tục giữ vững đạt chuẩn và nâng cao chất lượng đạt chuẩn trên tất cả các trường. Phấn đấu cả 3 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các trường học để nâng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của thầy cô và học sinh.

c) Cơ sở vật chất văn hóa

- Tiếp tục củng cố, giữ vững 100% các thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định.

- Vận động nguồn vốn xã hội hóa để tiếp tục đầu tư bổ sung các trang thiết bị nhà văn hóa của các thôn phục vụ sinh hoạt thể thao, vui chơi của cộng đồng dân cư.

- Trung tâm văn hóa - thể thao xã và các khu thể thao thôn được khai thác, sử dụng có hiệu quả đảm bảo bền vững, xanh, sạch, đẹp.

3.3. Nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

a) Phát triển sản xuất:

- Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế của xã theo hướng bền vững. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế từng năm, từng giai đoạn cho phù hợp.

-  Nghiên cứu các mô hình có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu để áp dụng tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn, khuyến khích các hộ dân phát triển kinh tế hộ.Chỉ đạo cácHợp tác xã tăng tỉ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất như gieo trồng, phun thuốc BVTV và sau thu hoạch. Thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn: các hộ, các cơ sở sản xuất trên địa bàn thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn, ký cam kết thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng ATTP.

b) Thu nhập: Phấn đấu đến cuối năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng/người/năm.

c) Hộ nghèo: Xây dựng kế hoạch giảm nghèo, phân công cụ thể cho các tổ chức đoàn thể  gồm Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân mỗi tổ chức đoàn thể giúp đỡ 10 hộ cận, nghèo thoát nghèo. UBND xã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ vốn vay, tu sửa, xây dựng nhà ở, tạo công ăn việc làm. Phấn đấu đến hết năm 2025 xã Ninh Hòa hộ cận nghèo giảm còn dưới 1%.

3.4. Nhóm tiêu chí về Giáo dục, Y tế, Văn hóa và môi trường

a) Giáo dục và đào tạo:

- Các năm tiếp theo, các trường trên địa bàn xã tiếp tục duy trì và nâng cao những thành tích đã đạt được.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm tăng cường cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động trẻ, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, liên kết hội thảo xúc tiến việc làm, thu hút lao động cho doanh nghiệp. Đào tạo dậy nghề và xuất khẩu lao động.

b) Y tế:

- Duy trì tốt công tác tiêm chủng mở rộng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em. Vệ sinh môi trường luôn được quan tâm, đội ngũ y tế thôn xóm phát huy trách nhiệm tốt, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn xã.

- Tiếp tục vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ 100% số người tham gia bảo hiểm y tế. Duy trì và giữ vững y tế đạt chuẩn quốc gia.

c) Văn hóa:

- Duy trì và nâng cao các phong trào nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, có tính đặc thù riêng.

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các thôn, xóm tiếp tục nâng cấp, chỉnh trang, hoàn thiện nhà văn hóa thôn xóm.

- Duy trì hoạt động tốt các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao đạt hiệu quả, thu hút số lượng lớn người dân tham gia. Phấn đấu trên 100% số thôn xóm được công nhận là làng văn hóa; duy trì Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới nâng cao, năm 2024 phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; Các di sản văn hóa truyền thống được quản lý, bảo vệ, giữ gìn và phát huy.

d)  Môi trường và an toàn thực phẩm:

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về lợi ích của việc sử dụng nước.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả của tổ thu gom rác thải. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Triển khai kế hoạch phổ biến kiến thức cho người dân về phân loại rác thải giúp cho quá trình xử lý rác được dễ dàng hơn.

  - Tiếp tục tuyên truyền và phát động các phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Các thôn có lịch tổng vệ sinh chung vào ngày thứ tư và thứ bảy hàng tuần.

- Tiếp tục phối hợp cùng với cơ sở xóm tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi, kinh doanh thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, không có hoạt động gây suy thoái, ô nhiễm môi trường.

- Có 100% hội viên phụ nữ tham gia thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

- Bảo đảm 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống, lương thực, thực phẩm trên địa bàn được công nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có cam kết thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người.

3.5. Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị, an ninh trật tự và xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu

a) Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:

Duy trì hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tiếp tục hoàn thành mô hình Chính phủ điện tử trong hành chính công đối với các bộ phận trong UBND xã, theo chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Hoa Lư.

- Đảng bộ xã liên tục giữ vững, được công nhận trong sạch vững mạnh; Các đoàn thể đạt từ tiên tiến xuất sắc trở lên.

- Tiếp tục duy trì trang thông tin điện tử của UBND xã, thường xuyên cập nhật thông tin, công khai các hoạt động và các hồ sơ thủ tục hành chính của xã.

- Nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ, nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng có chương trình, kế hoạch hoạt động, phát huy hiệu quả.

- Tổ tư vấn pháp luật, chính sách cho người dân hoạt động nề nếp có hiệu quả. Người dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện tốt quy ước của cộng đồng dân cư.

- Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng phương án cải tiến nội dung phương pháp hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Phấn đấu giữ vững danh hiệu tiên tiến trở lên đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát động và chỉ đạo thực hiện sâu rộng phong trào học tập tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ ở thôn xóm.

b) Quốc phòng và An ninh trật tự:

- Phấn đấu hàng năm Ban chỉ huy Quân sự được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến.

- Hàng năm cấp ủy, chính quyền có nghị quyết, kế hoạch về công tác quốc phòng và ANTT. Được triển khai thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

- 8/8 đơn vị thôn xóm được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT; không để sẩy ra những sự việc phức tạp về an ninh trật tự. Công an xã đạt danh hiệu tiên tiến, không có cán bộ công an xã vi phạm kỷ luật.

- Không có cá nhân cơ hội, bất mãn hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước, không có hoạt động truyền đạo trái phép.

- Kiềm chế và giảm tội phạm hình sự, ma túy, cờ bạc, không để xảy ra trọng án, không có tội phạm hoạt động có tổ chức, côn đồ, bạo lực.

- Không có vụ việc tham nhũng, vi phạm kinh tế, môi trường cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.

- Thực hiện tốt phong trào “Tổ dân phố, thôn, xóm an toàn”. Các mô hình về phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Tăng cường công tác nắm tình hình, phòng ngừa từ xa. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm; tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

c) Khu dân cư kiểu mẫu:

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại 05 thôn, xóm đã được công nhận đạt chuẩn Khu dân cư NTM kiểu mẫu năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu tại thôn Quán Vinh, thôn Đại Áng, thôn Áng Sơn. Phấn đấu đến hết năm 2025 toàn xã có 100% các thôn được công nhận đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

4. Đề xuất, kiến nghị:

Kính đề nghị UBND Tỉnh, VPĐP xây dựng NTM tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, BCĐ, UBND huyện, VPĐP xây dựng NTM huyện, các phòng, ban, ngành của huyện thẩm tra, thẩm định, xem xét, quyết định công nhận xã Ninh Hòa đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Đề  nghị UBND Tỉnh, VPĐP xây dựng NTM tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, BCĐ, UBND huyện, VPĐP xây dựng NTM huyện, các phòng, ban, ngành của huyện tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cho xã Ninh Hòa để duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM nâng cao và Khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Trên đây là kết quả thực hiện xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao của UBND xã Ninh Hòa. UBND xã trân trọng báo cáo./.

 

 

Nơi nhận:

-VPĐPNTM tỉnh;

-TT HU - HĐND - UBND huyện;

- Văn phòng điều phối NTM huyện

- TT Đảng ủy-HĐND xã;

- Chủ tịch, các phó chủ tịch;

- Lưu Vp.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Chủ tịch

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn Hoàng

 

 

 

 

 

Danh sách liên quan
Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Lượt truy cập
137659

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 135

Hôm qua: 222

Chung nhan Tin Nhiem Mang